Hướng dẫn chi tiết cách phân biệt Inox 201 và 304 , Inox 304 và 316
Đã khi nào bạn đặt ra câu hỏi, vì sao các đồ vật quen thuộc hàng ngày như xoong nồi, bồn rửa bát hay thậm chí là các công trình kiến trúc lại có độ bền và độ sáng bóng khác nhau chưa? Câu trả lời ở đây là nằm ở thành phần của vật liệu làm, và 1 trong các vật liệu quan trọng đó chính là Inox. Vậy Inox là gì? Và vì sao lại có các loại Inox các mã khác nhau như 201, 304, 316.

Để biết cách phân biệt Inox 201 và 304 hay Inox 304 và 316, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về các nguyên tố cấu tạo nên Inox và vai trò của các thành phần trong việc quyết định ra các đặc tính của từng loại Inox.
Thành Phần Cơ Bản Của Inox
Inox, hay còn có tên gọi khách là thép không gỉ, thực chất là một hợp kim của sắt (Fe) kết hợp với nhiều nguyên tố khác nhau, trong đó các thành phần chính gồm có:
Crôm (Cr): Đây chính là nguyên tố quan trọng nhất của Inox, là thành phần quyết định khả năng chống ăn mòn của các loại Inox. Theo tiêu chuẩn hiện nay, tỉ lệ Crom trong hợp kim phải trên 10.5% thì mới được gọi là Inox. Tỉ lệ chứa thành phần của Crom càng cao đồng nghĩa với khả năng chống ăn mòn của hợp kim càng tốt, và để phân biệt Inox 201 và 304 hay 316 chúng ta thường dựa vào tỉ lệ của Crom. Ví dụ, các loại Inox như Inox 304, Inox 316 thường có hàm lượng Crom cao hơn so với Inox 201, do đó chúng có khả năng chống ăn mòn tốt hơn nhiều so với Inox 201.
Niken (Ni): Niken là thành phần giúp cải thiện khả năng chống gỉ và tăng cường tính định hình cho các loại Inox. Hàm lượng của Niken mà càng cao thì Inox sẽ càng dễ uốn, chịu được các lực căng, ép và uốn cong mà không bị biến dạng hay nứt gãy. Điều này là rất quan trọng trong quá trình gia công và sử dụng các loại Inox.
Molybdenum (Mo): Thành phần của chất này thường xuất hiện trong các loại Inox cao cấp như Inox 316, nó có tác dụng giúp tăng cường khả năng chống ăn mòn của vật liệu trong môi trường axit, muối hay môi trường khắc nghiệt, thường xuyên phải tiếp xúc với nước biển hoặc hóa chất.
Carbon (C): Carbon là thành phần có tác dụng giúp làm tăng độ cứng cho Inox, tuy nhiên, 1 số loại Inox sẽ có hàm lượng Carbon tương đối thấp để cải thiện khả năng chống ăn mòn. Vì vậy, việc lựa chọn cân bằng giữa độ cứng và khả năng chống ăn mòn là điều quan trọng trong sản xuất Inox.
Ngoài ra, trong thành phần của Inox còn có thể chứa một số nguyên tố khác như Mangan (Mn), Silic (Si), Phốt pho (P), Lưu huỳnh (S), Nitơ (N),… Mỗi nguyên tố đều có 1 vai trò nhất định, tạo nên những đặc tính riêng biệt cho từng loại Inox.
Bây giờ, để biết cách phân biệt Inox 201 và 304 và 316, mời các bạn cùng đi vào chi tiết về thành phần của các loại Inox 201, 304 và 316, đây những loại Inox phổ biến nhất hiện nay.
Inox 201
Nếu như các loại Inox trên thường được nhắc tới với những ưu điểm về khả năng chống ăn mòn, thì Inox 201 lại là loại có phần kém cạnh hơn. Trong thành phần của Inox 201 có hàm lượng Crom và Niken khá thấp, trong khi đó hàm lượng của nguyên tố Mangan lại cao hơn. Điều này khiến cho Inox 201 thường dễ bị oxi hóa và dễ bị gỉ sét hơn so với Inox 304 hay 316.

Bảng hàm lượng các thành phần có trong Inox 201
-
Inox 201 thường được dùng cho các ứng dụng ít đòi hỏi về khả năng chống ăn mòn, ví dụ như:
-
Làm đồ gia dụng: Bàn, ghế, tủ,…
-
Trang trí nội thất: Bục lan can, đường cầu thang,…
Inox 304
Inox 304 là một trong những loại Inox được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, loại Inox này được biết đến với khả năng chống ăn mòn tốt, có độ bền cao và có tính thẩm mỹ. Dưới đây là chi tiết công thức của Inox 304:

Bảng hàm lượng các thành phần có trong Inox 304
Thành phần của Inox 304 nổi bật với hàm lượng Crôm và Niken cao, chính bởi thế mà Inox 304 có khả năng chống ăn mòn và gỉ sét cực kỳ tốt. Inox 304 được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực như:
-
Đồ gia dụng: Nồi, chảo, xoong, bồn rửa chén,…
-
Thiết bị nhà tắm: Thoát sàn, móc treo, vắt khăn, lô giấy, sen vòi...
-
Thiết bị y tế: Dụng cụ phẫu thuật y tế, thiết bị nha khoa,…
-
Công nghiệp thực phẩm: Bồn chứa, đường ống dẫn, thiết bị chế biến thực phẩm,…
Inox 316
Inox 316 là một loại Inox cao cấp, loại Inox này được biết tới với khả năng chống ăn mòn vượt trội, đặc biệt là trong các môi trường có chứa muối hoặc axit. Điều này có được là nhờ vào việc trong thành phần của Inox có bổ sung nguyên tố Molybdenum (Mo). Dưới đây là bảng thành phần chi tiết của Inox 316:

-
Do có khả năng ưu việt về chống ăn mòn, Inox 316 thường được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sau:
-
Ngành hóa chất: Bồn chứa, đường ống dẫn hóa chất,…
-
Hàng hải: Các bộ phận của tàu thuyền, thiết bị tiếp xúc với nước biển,…
-
Y tế: Dụng cụ phẫu thuật, thiết bị cấy ghép,…
Hi vọng bài viết cách phân biệt Inox 201 và 304, cách phân biệt Inox 304 và 316 trên sẽ giúp các bạn nắm được rõ hơn về thành phần của từng loại Inox phổ biến trên thị trường.